Nhiều người vẫn mắc sai lầm trong cách sử dụng tủ lạnh dẫn đến tiêu tốn điện và nhanh hỏng. Với vấn đề này, chia sẻ trên truyền thông, ông Phạm Thế Dự – Giảng viên khoa Nhiệt lạnh trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội đã chỉ ra cách sử dụng tủ lạnh thông thường tiết kiệm nhất.
Hạn chế mở tủ lạnh khi không cần thiết
Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở quá lâu. Bởi vì, khi mở cửa khí lạnh sẽ thoát ra ngoài, khiến cho nhiệt độ trong tủ tăng cao. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn. Nếu để lâu sẽ còn khiến cho tủ lạnh của bạn giảm tuổi thọ.
Vệ sinh dàn ngưng của tủ lạnh
Dàn ngưng có nhiệm vụ tản nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Nếu dàn ngưng bị bẩn có thể khiến cho việc tản nhiệt bị kém hiệu quả. Từ đó khiến dẫn đến việc tiêu hao điện năng hơn. Vì vậy bạn cần phải tiến hành vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/ năm
Đồng thời, bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, để tránh tắc nghẽn hệ thống. Nếu bạn nuôi động vật, thì càng phải vệ sinh nếu không lông sẽ “trú ngụ” làm tắc hệ thống.
Điều chỉnh nhiệt độ tủ và tốc độ quạt gió của tủ lạnh
Bên trong khoang tủ lạnh thường có 2 bộ phận người dùng có thể tùy ý điều chỉnh:
– Nút điều chỉnh phân phối gió.
– Nút điều chỉnh, cài đặt nhiệt độ tủ.
- Đối với ngăn mát nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 37 độ F – 40 độ F (tương đương 2 độ C – 4 độ C).
- Ngăn đông thì mức nhiệt độ phù hợp là từ 5 độ F (~-15 độ C).
Tuy nhiên, nếu cài đặt nhiệt độ cho tủ thấp hơn mức cần thiết sẽ rất tiêu hao điện năng. Vì vậy, theo số lượng thực phẩm và lượng đá, bạn có thể điều chỉnh phù hợp. Để giữ độ bền cho tủ và tiết kiệm điện, bạn không nên làm đá vượt quá 1kg.
– Với nút điều chỉnh tốc độ quạt gió ở ngăn mát, nếu nhiều thức ăn, nên tăng tốc độ quạt. Nhiều trường hợp để quạt quá to trong khi tủ chứa lượng thực phẩm quá ít dẫn đến hiện tượng đông đá ở ngay ngăn mát, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn vừa gây tốn điện.
Không cho quá nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh
Sắp xếp vừa đủ thức ăn trong tủ lạnh sẽ giúp không khí lạnh được duy trì tốt hơn. Nếu tủ lạnh quá trống, việc trao đổi khí lạnh sẽ diễn ra kém hiệu quả, làm hao phí điện năng của gia đình. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể linh hoạt giảm bớt nhiệt độ để máy nén làm việc ít hơn.
Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng không phải là một ý kiến hay vì chúng có thể che mất các lỗ thoát khí lạnh trong tủ. Việc này sẽ làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Vị trí đặt tủ lạnh
Bạn không nên đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng cũng như ánh sáng mặt trời. Đồng thời, tủ lạnh cũng không nên kê sát tường vì tủ cần có không gian để tỏa nhiệt, giúp tủ lạnh làm việc hiệu quả hơn.
Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp. Cần chọn nơi thông thoáng, tiện lợi, vị trí đặt tủ cách tường 10cm và kê cao hơn so với mặt đất là 5cm.
Không đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh
Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng cao, máy nén phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp độ lạnh cho thức ăn trong tủ. Điều này khiến tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện hơn.
Rã đông định kỳ cho tủ lạnh
Đối với các dòng tủ lạnh cũ chưa trang bị tính năng tự rã đông, hiện tượng lớp tuyết xuất hiện ảnh hưởng tiêu hao điện năng và chiếm diện tích bên trong tủ. Vì vậy, cần thường xuyên rã đông tủ để tiết kiệm điện.
Đây là một trong những cách sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện hữu hiệu. Bằng cách cố định thời gian rã đông 2 tháng một lần, loại bỏ những thực phẩm không còn sử dụng, giúp máy nén chạy hiệu quả nhất.
Không để thực phẩm sát vào thành trong của tủ
Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với thành trong của tủ lạnh.
Hạn chế rút phích điện nguồn, bật/tắt tủ lạnh
Hầu hết các loại tủ lạnh đều có cơ chế tự ngắt khi đạt nhiệt độ yêu cầu của nguời sử dụng. Khi bắt đầu khởi động, hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động đến khi nhiệt độ bên trong tủ giảm đến một mức nhiệt đã được cài đặt sử dụng. Trong suốt quá trình này, chúng ta thường nghe thấy ở tủ có tiếng kêu ì ì to hơn bình thường. Đây cũng là khoảng thời gian tủ lạnh tiêu tốn điện nhiều nhất.
Sau đó, khi hệ thống này ngắt, tủ sẽ giữ nhiệt độ ổn định và chạy êm hơn, không còn âm thanh đó nữa. Giai đoạn này tủ tiêu hao rất ít điện năng.
Sau một thời gian, khi nhiệt độ bên trong tăng lên, chu trình này lại lặp lại để đưa không khí trong tủ về nhiệt độ thích hợp.
Không mở cửa tủ lạnh quá lâu hay nhiều lần
Mở và đóng cửa tủ lạnh thường xuyên, khiến nhiệt độ của thực phẩm sẽ tăng, máy nén lúc này phải vận hành lại từ đầu để duy trì độ lạnh, độ ẩm. Vì thế, đóng và mở cửa liên tục sẽ làm cho tủ lạnh nhà bạn tiêu tốn điện năng nhiều. Người dùng không nên mở cửa tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.